Cách xử lý và phòng tránh khi bị chó dữ cắn tấn công rượt đuổi

Khi gặp chó dữ cắn hay tấn công các bạn phải xử lý như thế nào ? Mời các bạn tham khảo một số kinh nghiệm sau đây.

Kinh nghiệm xử lý khi bị chó cắn tấn công
Kinh nghiệm xử lý khi bị chó cắn tấn công

Tại sao chó dữ lại cắn tấn công rượt đuổi bạn ?

Chó là loài động vật được nuôi làm thú cưng rất phổ biến tại nước ta. Bình thường trông những chú chó rất hiền và đáng yêu. Tuy nhiên nếu phát hiện có người lạ mặt xuất hiện trong địa phận cảnh giới của mình thì chó có thể trở nên hung hãn khác thường. Chính vì vậy mà chó thường được nuôi ngoài mục đích làm thú cưng thì còn nhằm mục đích để giữ nhà, xua đuổi kẻ xuất tìm cách tiếp cận nhà của bạn.

Thường thì chó chỉ trở nên hung dữ và tấn công khi khi bạn có hành vi bất thường trong địa bàn của chó đang canh giữ và không có chủ nhân của nó ở đó. Ví dụ như khi bạn vào nhà mà không có ai ? vì tò mò bạn cầm vào một món vật gì đó rất dễ bị chó cắn hoặc tấn công. Ngoài ra một số khác do chó bị nhốt quá nhiều hoặc do được ăn thịt sống cũng trở nên rất hung dữ bất kỳ khi nào khi có người lạ ở gần nó.

Vì vậy khi đến một khu vực xa lạ mà không có ai dẫn bạn vào thì các bạn nên quan sát xung quanh thử có ai có chó dữ hay không để tránh bị chó tấn công một cách bất ngờ mà không có đường lùi.

Khi bị chó cắn tấn công rượt đuổi phải xử lý như thế nào ?

Bạn đang xâm phạm vào khu vực do chó giám sát và bị để ý, lúc này bạn nên đứng yên một cách bất động, bởi vì bất kỳ hành động nào của bạn lúc này cũng có thể kích thích sự trỗi dậy của tính hung dữ cắn người của chó. Chờ cho chó đi chỗ khác hoặc không còn kích động bạn hãy tìm cách gọi cho chủ của chó lại gần để có thể xoa dịu sự giận dữ hiện tại của con chó kia.

Khi bị chó cắn tấn công rượt đuổi phải xử lý như thế nào
Khi bị chó cắn tấn công rượt đuổi phải xử lý như thế nào

Trong lúc này bạn cũng có thể sử dụng cách phân tán sự chú ý của chó bằng cách ném một vật gì đó ra xa để chó chạy theo vật bạn đã ném nhằm có thời gian để bạn tính đường lùi hoặc tìm cách gọi cho chú của chó xuất hiện để kìm hãm chó lại.

Khi bị chó cắn, tấn công quan trọng là các bạn cần phải giữ bình tĩnh, sau đó quan sát xung quanh xem có thể tìm được công cụ hỗ trợ trong việc bảo vệ bản thân trước việc chó tấn công hay không ? Ngoài ra cần phải xác định con đường có thể bỏ chạy hay không để tránh bị chó rượt đuổi vào hẻm cụt không lối thoát.

Nếu bị chó tấn công trực diện thì hãy thủ thế để bảo vệ mặt và ngực vì đây là những bộ phận dễ bị chó cắn nhất và nếu tổn thương những bộ phận này cũng sẽ rất nguy hiểm. Hãy tìm cách tấn công vào chỗ hiểm của chó như mũi và ngực để làm đau chó tránh việc bị tấn công tiếp.

Việc cần làm sau khi bị chó cắn

Nếu chẳng may bị chó cắn thì các bạn phải nhanh chóng xử lý như sau:

  • Bạn nhanh chóng cởi quần hoặc áo đang che vị trí vết cắn, sau đó tiến hành vệ sinh dưới vòi nước chảy cùng với xà phòng diệt khuẩn để khử trùng vết cắn. Nếu có thể hãy rửa vết thương bằng nước nóng.
  • Quan sát kỹ vết thương xem có nặng không ? chỉ là vết cắn ngoài da thì sau đó bạn tiến hành băng bó lại như vết thương bình thường. Nếu vết cắn lớn và nặng thì nên đến các cơ sở y tế để tiến hành khâu vết thương và băng bó cho an toàn hơn.
  • Sau khi bị chó cắn cần phải quan sát biểu hiện của chó xem có dấu hiệu của bệnh dại hay không ?
  • Để cho an toàn nhất thì các bạn phải đến ngay cơ sở y tế thường là trung tâm y tế dự phòng để chích ngừa dại. Bởi vì nếu vô tình mắc phải bệnh dại thì có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của bạn.

Những biểu hiện của chó có thể bị dại

  • Cắn người khi đang ở trạng thái bình thường không bị kích động.
  • Ăn mọi thứ mà nó nhìn thấy như gà, chuột..
  • Hay chạy và đi lung tung một cách bất ngờ
  • Thay đổi tiếng sửa và gầm gừ.
  • Tiết nhiều nước bọt giống như sùi bọt mép nhưng lại sợ nước, thường không lại gần nơi có nhiều nước.
  • Có thể bị tật ở 1 hoặc 2 chân nên thường khó khăn di chuyển.
  • Hay trốn vào hang hay chỗ khuất có nhiều bóng tối.

Tiêm vaccine có thể hại cho cơ thể không ?

Đối với những loại vaccine ngừa chó dại cũ trước đây thì người tiêm có thể mắc phải một số tác dụng phụ không mong muốn, tuy nhiên với sự tiến bộ của y học thì vaccine ngừa chó dại đã được nâng cấp và cải tiến nên hiện tại sử dụng rất an toàn.

Sau khi tiêm vaccine phòng dựa thì chúng ta chỉ cần nghỉ ngơi, không làm việc quá sức và sử dụng các chất kích thích trong vài tuần là có thể hồi phục sức khỏe như ban đầu.

Tiêm vaccine có thể hại cho cơ thể không
Tiêm vaccine có thể hại cho cơ thể không

Sau khi bị chó cắn thì bạn nên khẩn trương đi tiêm ngừa để tránh mắc phải bệnh dại. Bởi vì nếu đi tiêm trễ khi virus dại đã xâm nhập sâu vào trong cơ thể thì thường không có tác dụng và có thể khiến cho bệnh dại phát triển nhanh và cướp đi tính mạng của bạn.

Cách phòng chó cắn tấn công

Để phòng việc bị chó cắn hay tấn công thì các bạn hạn chế vào nhà có chó dữ mà không có chủ của nó ở đó. Khi đi ngang qua nhà có chó dữ cần đi chậm không nên bỏ chạy khi gặp chó vì như vậy sẽ kích thích chó đuổi theo bạn. Đối với chó lạ không nên lại gần đến đùa giỡn, khi đùa giỡn không nên nhìn thẳng vào mắt của chó, không đùa giỡn khi chúng đang ăn hoặc cướp đồ ăn của nó.

Cách phòng chó cắn tấn công
Cách phòng chó cắn tấn công

Khi phát hiện thấy chó đang ăn hoặc chó cái đang có con nhỏ thì cách tốt nhất là nên tránh thật xa chúng bởi vì đang trong tình huống này nguy cơ bạn bị chó tấn công là rất cao.

Không nên để trẻ em một mình chơi với chó mà cần có sự giám sát của người lớn. Đặc biệt đối với những nhà có nuôi chó lớn và hung dữ thì không nên để cửa trống để trẻ em tùy tiện vào.

Cách hạn chế chó cắn đối với người nuôi chó

Nên rèn cho chó thói quen không được cắn người, khi thấy chó có thói quen sủa hoặc tỏ ra hung dữ nên la lớn hoặc dùng cây để răn đe.

Để tập cho chó không có tật xấu là cắn người trước khi chơi với chó nên bôi một số chất có mùi hôi khó chịu như vậy khi chơi giỡn với bạn mà vô tình cắn trúng tay của bạn nên chó cảm thấy khó chịu và không lặp lại hành vi đó nữa.

Khi nuôi chó theo đàn nhiều con nếu trong đàn có con hung dữ hay cắn người thì nên tách nó ra khu vực riêng để những con chó còn lại không bắt chước tật xấu này.

Dùng những công cụ để giúp hạn chế việc chó cắn người như đeo rọ mõm khi thả chó ra ngoài. Hoặc phải có dây xích hoặc chuồng nuôi nhốt cẩn thận khi nuôi chó trong khu vực có đông người qua lại.

Để góp phần duy trì hoạt động Gacongnghe, mong các bạn ủng hộ bằng cách sau
  • Chia sẻ bài viết bạn đang xem lên facebook, zalo, tiktok, instagram cá nhân và các hội, nhóm, group online, gửi link bài viết này cho bạn bè, người thân cùng tham khảo nếu bạn cảm thấy nó hữu ích.
  • Truy cập trang chủ để cập nhật thêm bài viết mới hơn: gacongnghe.com
  • Like trang facebook của Gacongnghe: fb.com/gacongnghecom
Gửi thắc mắc, ý kiến ở đây:

Thẻ liên quan: , ,