Hướng dẫn kỹ năng kinh nghiệm thoát khỏi đám cháy hỏa hoạn

Hiện nay xảy ra nhiều tai nạn do hỏa hoạn nhưng mọi người chưa có kỹ năng xử lý đúng, mời các bạn tham khảo bài viết hướng dẫn kỹ năng thoát khỏi đám cháy.

Hướng dẫn kỹ năng thoát khỏi đám cháy
Hướng dẫn kỹ năng thoát khỏi đám cháy

Tìm cách dập lửa nếu có thể để tránh hỏa hoạn lớn

Ngay sau khi phát hiện đám cháy xảy ra các bạn phải nhanh chóng xác định ngay đám cháy này có lớn và nguy hiểm hay không ? nếu chỉ là những đám cháy nhỏ có thể dập tắt ngay tại chỗ thì bạn có thể dùng những phương pháp chữa cháy hiệu quả như dùng bình cứu hỏa, nước hay mềm ẩm để có thể ngăn chặn nhanh nhất việc cháy lan ra những khu vực khác.

Còn nếu đám cháy đã cháy rất mạnh và có thể khiến cho bạn gặp nguy hiểm đến an toàn tính mạng thì tốt hơn hết bạn hãy tìm cách thoát thân của đám cháy để chờ sự giúp đỡ của mọi người xung quanh và cảnh sát cứu hỏa để có thể dập tắt được vụ cháy.

Bạn cũng nên nhớ rằng khi xảy ra hỏa hoạn ở những nơi có vật liệu nhạy cảm như xăng dầu thì tuyệt đối không dùng nước để dập lửa vì như vậy càng khiến cho lửa dễ lan rộng ra hơn khiến cho việc chữa cháy gặp nhiều khó khăn hơn.

Tìm đường thoát khi xảy ra hỏa hoạn

Sau khi đám cháy bùng phát dẫn tới khói nhiều và một số lối đi bị lửa bao trùm, bạn phải nhanh chóng suy nghĩ ra mình sẽ thoát theo lối nào thì mới thoát ra khỏi đám cháy này. Trong trường hợp chỉ có một lối thoát nhưng bị bao vây bởi lửa thì các bạn phải nghĩ cách vượt qua đám lửa như cuốn mềm ướt vào người sau đó băng nhanh qua lửa.

Trong nhiều vụ hỏa hoạn thì thường kèm với nhiều khói độc làm cho tầm nhìn bị hạn chế nên bạn cố gắng tìm những biển báo hiệu có chỉ dẫn lối thoát hoặc exit để có thể tìm ra lối thoát khỏi vụ hỏa hoạn một cách tốt nhất.

Trong lúc thoát khỏi đám cháy bạn cũng nên nhớ rằng không được tìm đến lối vào thang máy bởi vì theo quy định an toàn phòng cháy chữa cháy thì hệ thống thang máy sẽ thường được ngắt điện để tránh rủi ro xảy ra khi hỏa hoạn có thể làm bị thương hay ảnh hưởng tới tính mạng của người đang đi trong thang máy.

Vì vậy nếu không may bị mắc kẹt vào 1 vụ hỏa hoạn thì tốt nhất các bạn hãy tìm đường dẫn tới lối đi của cầu thang bộ để có thể tìm đường thoát ra ngoài đảm bảo an toàn cho tính mạng của bạn trước sức mạnh của ngọn lửa.

Không mang theo đồ đạc khi thoát ra khỏi hỏa hoạn

Trong những đám cháy lớn và nguy hiểm các bạn nên nhớ rằng phải lưu ưu tiên bảo toàn tính mạng trước khi nghĩ đến chuyện mang tài sản ra ngoài bởi vì nếu không tranh thủ thời gian ra ngoài mà chạy đi gom tài sản quý giá thì có thể khiến cho lối thoát hiểm bị sập dẫn tới việc bạn bị mắc kẹt không thể thoát ra khỏi hỏa hoạn được.

Việc mang nhiều đồ đạc trong khi xảy ra hỏa hoạn cũng có thể cho bạn bị vướng bận tay chân không thể giúp đỡ các thành viên khác bị mắc kẹt trong đám cháy được. Đặc biệt nếu cố tình mang ra những đồ dễ cháy còn có thể khiến cho bạn tăng nguy cơ bắt lửa dính vào người.

Sau khi thoát khỏi đám cháy

Sau khi thoát ra được khỏi đám cháy các bạn nên tìm cách gọi ngay cho lực lượng chữa cháy tại địa phương để ứng cứu hỏa hoạn, ngoài ra có thể gọi thêm nhiều người tới để hỗ trợ dập lửa. Lưu ý nếu không có kỹ năng và công cụ hỗ trợ không tự ý xông vào lại đám cháy để cứu người cũng như tài sản vì có thể bạn sẽ lại mắc kẹt trong đám cháy, rất nguy hiểm.

Vấn đề bạn cũng cần quan tâm lúc này là hô hoán hàng xóm tìm cách chia cắt ngọn lửa để ngăn hỏa hoạn có thể cháy lan ra những nhà xung quanh gây khó khăn cho việc cứu hỏa.

Nên tìm cách ngắt cầu dao của hệ thống điện để phòng trường hợp ngọn lửa làm cháy lớp vỏ cách điện của dây dẫn và các thiết bị điện có thể gây ra cháy nổ và làm cho vụ hỏa hoạn trở nên nghiêm trọng hơn.

Nếu không thể thoát ra khỏi đám cháy thì phải làm sao ?

Trước tiên nếu không thoát ra khỏi đám cháy thì các bạn phải thật bình tĩnh bởi khi bối rối sẽ làm bạn thở gấp hơn dễ hít phải khí độc nhiều hơn. Bạn hãy tìm phòng nào kín cửa nhưng có cửa sổ để làm nơi tránh được ngọn lửa và khói độc trong những vụ hỏa hoạn.

Vào phòng đóng cửa ra vào lại rồi mở cửa sổ, chặn khe dưới chân cửa chính để ngăn không cho khói vào phòng, dùng vải hay khăn ướt bịt mũi lại để giảm lượng khí độc hít phải. Không nên trốn dưới gầm giường hay tủ vì đây là những nơi dễ bắt lửa nên sẽ càng nguy hiểm hơn.

Một số kinh nghiệm phòng tránh hỏa hoạn

  • Khi đi tới chung cư, trung tâm thương mại luôn quá sát vị trí của cửa thoát hiểm để khi xảy ra sự cố có thể thoát ra được.
  • Đối với những bạn ở chung cư nên chuẩn bị sẵn thang dây chống cháy và các phương tiện hỗ trợ thoát ra khỏi đám cháy khi cần thiết.
  • Cần phải huấn luyện cho trẻ nhỏ cũng như người già trong nhà về kinh nghiệm thoát ra khỏi đám cháy và lên kế hoạch phương án trước để khi không may gặp phải hỏa hoạn thì có thể giảm tối thiểu thiệt hại về người cũng như tài sản.
  • Chuẩn bị sẵn số điện thoại của cảnh sát phòng cháy chữa cháy để gọi khi cần thiết.
  • Luôn trang bị dụng cụ phòng cháy chữa cháy như bình xịt co2 ở cơ quan làm việc cũng như tại nhà riêng.
  • Gắn cảm biến chống cháy, cảm biến chống rò ga để nâng cao sự an toàn tại nhà.

=> Để có thể phòng chống hỏa hoạn tốt hơn thì các bạn nên tham khảo thêm một số nguyên nhân gây hỏa hoạn sau:

Tích trữ vật liệu dễ cháy trong nhà là nguyên nhân phổ biến của các vụ hỏa hoạn

Theo nhiều thống kê liên quan tới các vụ hỏa hoạn lớn xảy ra trên khắp nước ta thì một trong những nguyên nhân gây cháy lớn đó chính là do thói quen tích trữ vật liệu dễ cháy trong nhà như xăng, dầu, cồn hay thang.

Thói quen tích trữ những vật liệu nguy hiểm, dễ cháy nổ thường xuất hiện ở những vùng quê nông thôn với hai mục đích: 1 là để kinh doanh hay bán lẻ, hai là tích trữ để sử dụng dần trong một số trường hợp cần thiết.

Điện thoại và thiết bị sạc cũng là tác nhân nguy hiêm gây hỏa hoạn

Điện thoại là thiết bị rất phổ biến xuất hiện ở hầu hết các hộ gia đình. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên những vụ cháy lớn được báo đài đưa tin. Bộ phận chính của điện thoại có thể phát cháy và gây hỏa hoạn đó chính là pin và cục sạc.

Những thói quen không tốt khi dùng điện thoại như vừa sạc vừa dùng điện thoại, ghim cục sạc quá lâu vào ổ điện hay dùng pin điện thoại phồng rộp chính là hành động giúp nguy cơ cháy nổ do điện thoại di động tăng cao.

Tục lệ thờ cúng cũng khiến hỏa hoạn dễ xảy ra

Tục lệ thờ cúng ông bà tổ tiên là nét văn hóa truyền thống đẹp từ nhiều đời ông ta chay ta, tuy nhiên việc thờ cúng không đúng cách như đốt quá nhiều nhang đèn, đốt giấy tiền vàng mã cũng đe dọa rất nhiều đến các biện pháp an toàn chống hỏa hoạn.

Đặc biệt đối với những nơi tiệm ẩn rủi ro cao như nhà xưởng sản xuất hay chung cư mà có hoạt động thờ cúng như đốt nhang đèn hay giấy tiền vàng mã có thể gây ra những hệ lụy rất khôn lường.

Đãng trí khi nấu ăn cũng là nguyên nhân gây ra những vụ cháy lớn

Trong quá trình nấu ăn mà bạn lại bận nhiều công việc nên thường dẫn tới đãng trí quên tắt bếp thì cũng có thể khiến cho lửa từ bếp có thể nung nóng những vật dụng xung quanh khiến lửa bắn ra khắp nhà bếp và gây ra hỏa hoạn.

Đặc biệt đối với một số nơi dùng bếp ga mini có thể dẫn tới tình trạng cháy nổ do loại này thường kém an toàn hơn so với những loại bếp ga thường hay bếp điện.

Những nguyên nhân gây hỏa hoạn lớn khác

  • Bình xăng xe máy quá cũ khiến xăng bị rò rĩ ra ngoài cũng là nguyên nhân gây bắt lửa làm cháy lớn.
  • Các sự cố về điện do chạm chập điện làm phóng tia lửa điện vào vật liệu dễ bắt lửa cũng có thể tạo ra hỏa hoạn.
  • Thói quen hút thuốc và vứt tàn thuốc bừa bữa cũng có thể khiến cho bạn tạo nên những đám cháy.
  • Để một số vật dụng dễ cháy như diêm hay máy quẹt lửa trong cốp xe máy cũng có thể tạo ra mồi lửa nguy hiểm cho các đám cháy.
Để góp phần duy trì hoạt động Gacongnghe, mong các bạn ủng hộ bằng cách sau
  • Chia sẻ bài viết bạn đang xem lên facebook, zalo, tiktok, instagram cá nhân và các hội, nhóm, group online, gửi link bài viết này cho bạn bè, người thân cùng tham khảo nếu bạn cảm thấy nó hữu ích.
  • Truy cập trang chủ để cập nhật thêm bài viết mới hơn: gacongnghe.com
  • Like trang facebook của Gacongnghe: fb.com/gacongnghecom
Gửi thắc mắc, ý kiến ở đây:

Thẻ liên quan: , ,