Nên ăn rau xanh loại nào thì tốt và cách rửa rau xanh sạch hơn

Mời các bạn tìm hiểu bài viết sau về cách chọn ăn rau xanh tốt và cách rửa rau sạch an toàn hơn.

Những loại rau xanh nên ăn để tốt cho cơ thể
Những loại rau xanh nên ăn để tốt cho cơ thể

Rau xà lách rất tốt cho sức khỏe

Rau xà lách( hay còn gọi là rau diếp, cải bèo hay cải tai bèo) là một loại rau có hoa thuộc họ Cúc khá phổ biến. Rau xà lách thường có hàm lượng chất xơ cao cùng với nhiều loại vitamin như A, C, B1, B2, K và axit folic.

Ăn nhiều rau xà lách mỗi ngày có thể giúp cho bạn không bị tăng cân hay béo phì do thành phần cung cấp năng lượng trong rau xà lách tương đối thấp. Ăn loại rau này thường xuyên còn rất tốt cho mắt, giúp bạn tránh được một số loại bệnh như loãng xương, thiếu máu, tim mạch.

Gợi ý về món ăn được chế biến từ rau xà lách tốt cho cơ thể

  • Với rau xà lách bạn có thể làm món salad với thịt bò bít tết vừa ngon miệng lại vừa cung cấp đầy đủ chất xơ và năng lượng cần thiết cho cơ thể.
  • Thịt nướng cuốn xà lách cũng là món ăn dễ làm với thịt heo nướng cuốn với xà lách và chấm nướng tương hoặc nước mắm ớt tỏi chua ngọt.
  • Nếu không có nhiều thời gian thì các bạn có thể chế biến nhanh món rau xà lách trộn dầu giấm với dưa leo, cà chua kèm ít gia vị đường muối và tiêu là có thể có một món ăn với nhiều chất xơ và vitamin tốt cho cơ thể rồi. Nếu có thêm thời gian bạn có thể luộc thêm trứng gà hoặc trứng cút để giúp cho món rau xà lách trộn hấp dẫn và ngon miệng hơn.
  • Rau xà lách cũng có thể dùng để nấu canh với xương thịt hoặc tôm. Lưu ý là rau xà lách thường nhanh chín nên khi nấu canh nước vừa sôi thì bạn bỏ rau vào thì tắt bếp là vừa.

Súp lơ xanh thuộc nhóm tốt cho cơ thể

Súp lơ xanh còn gọi là bông cải xanh là một loại rau xanh thuộc nhóm họ cải. Bộ phận thường được sử dụng của súp lơ xanh đó chính là hoa còn non. Chùm hoa này có màu xanh thường được hình thành sau khi trồng khoảng 15-20 ngày.

Thành phần của súp lơ xanh có nhiều chất đạm nhiều hơn rất nhiều so với các loại rau khác, trong bông cải xanh còn có chứa nhiều vitamin như C, K1, B9, Kali, mangan và sắt.

Súp lơ xanh thuộc nhóm tốt cho cơ thể
Súp lơ xanh thuộc nhóm tốt cho cơ thể

Sử dụng rau súp lơ xanh trong bữa ăn hằng ngày có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư nhờ thành phần có chứa nhiều chất chống oxy hóa và chống viêm. Ăn bông cải xanh thường xuyên còn giúp rất tốt cho hệ thần kinh, trí não và tim mạch. Ngoài ra thì rau súp lơ xanh còn các tác dụng trong việc phòng chống một số bệnh liên quan tới loãng xương và tiêu hóa.

Cách chế biến rau súp lơ xanh tốt cho sức khỏe

  • Với súp lơ xanh các bạn có thể dùng để nấu canh với đậu phụ hay đậu hủ một cách rất đơn giản và nhanh chóng mà có thể giúp bạn bổ sung nhiều dưỡng chất tốt vào cơ thể khi ăn.
  • Nếu muốn ăn các món xào thì có thể chế biến món thịt bò xào bông cải xanh vừa dồi dào năng lượng có đầy đủ vitamin và chất xơ rất tốt cho sức khỏe.
  • Bạn cũng có thể biến tấu với món salad súp lơ để làm cho bữa ăn mỗi ngày thêm hấp dẫn, đặc biệt là kích thích thêm khả năng ăn rau của trẻ em trong nhà.
  • Ngoài ra thì các bạn cũng tham khảo thêm một số món như súp bông cải xanh, hay bông cải xanh xào với tôm hay nấm.

Rau má rất có lợi cho sức khỏe

Rau má còn có tên gọi là tinh huyết thảo, tích huyết thảo hay liên tiền thảo là một loại rau thuộc họ cỏ. Rau má vừa được sử dụng như một loại rau xanh dùng trong bữa ăn hằng ngày vừa là một thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.

Thành phần chính của rau má là nước, chất đạm protein, vitamin B1 B2 B3 K C. Ngoài ra trong rau má còn có một số chất cần thiết cho cơ thể như canxi, mangan, phốt pho.

Rau má rất có lợi cho sức khỏe
Rau má rất có lợi cho sức khỏe

Công dụng của rau má có thể chữa các bệnh liên quan tới tim mạch, giúp nhanh hồi phục vết thương. Sử dụng loại rau này hằng ngày còn giúp tinh thần của bạn thoải mái hơn nhờ nhiều dưỡng chất tốt cho trí não và hệ thần kinh. Rau má còn hỗ trợ tốt cho hệ tuần hoàn, tiêu hóa và bài tiết.

Cách chế biến rau má tốt nhất cho sức khỏe

  • Cách chế biến đầu tiên nhanh và bổ dưỡng nhất cho sức khỏe đó chính là lấy rau má đem đi xay nước để uống. Khi uống nước rau má bạn sẽ giữ toàn trọn vẹn các thành phần dinh dưỡng quan trọng có trong nó.
  • Bạn cũng có thể sử dụng rau má để nấu một số món canh chung với tôm, thịt heo hay thịt bò.
  • Salad rau má với thịt bò bít tết cũng là một gợi ý rất hay để giúp vừa có thể ăn rau má mà là đầy đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động.
  • Rau má cũng có thể dùng để chế biến một số món như gỏi rau má hay ăn chung với bánh xèo.

Rau đọt lang cũng là sự lựa chọn tốt cho cơ thể

Rau đọt lang thường được lấy từ phần ngọn của cây khoai lang thuộc loại cây thân thảo có thân leo. Rau đọt lang còn được gọi với một số tên khác như rau lang non hay rau lang.

Thành phần của rau đọt lang chủ yếu bao gồm nước, tinh bột, protein và chất xơ. Trong rau lang non còn có nhiều vitamin như C, B6 và một số khoảng chất thiết yếu cho cơ thể như canxi sắt và phốt pho.

Nhờ trong thành phần có một số chống chất oxy hóa mà ăn rau lang non có thể giúp bạn có làn da đẹp hơn. Rau đọt lang còn có tác dụng trong việc giảm cân và điều trị bệnh tiểu đường. Ăn rau đọt lang thường xuyên có thể giúp cho bạn có hệ cơ xương và tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

Với rau đọt lang thì thường người ta chỉ luộc để ăn với cơm hoặc ăn với các món kho là nhanh và tối ưu nhất cho sức khỏe. Bạn cũng có thể biến tấu thêm một số món như xào hoặc trộn gỏi để làm hấp dẫn thêm cho các món ăn được chế biến từ rau lang non.

Một số loại rau khác cũng tốt cho cơ thể

  • Cải bó xôi hay còn gọi là rau bina hay rau chân vịt cũng rất tốt cho cơ thể nhờ thành phần giàu dinh dưỡng có chứa nhiều vitamin A và K. Trong cải bó xôi cũng có chứa nhiều chất chống oxy hóa nên rất tốt cho tim mạch và có tác dụng ngăn bệnh ung thư.
  • Măng tây cũng là nhóm rau mà các bạn nên sử dụng hằng ngày nhờ thành phần có nhiều chất dinh dưỡng và vitamin thiết yếu tốt cho một số bộ phận trong cơ thể như thận, gan và mắt.
  • Bắp cải tím cũng là một loại rau quý sử dụng tốt cho cơ thể nhờ hàm lượng chất xơ và vitamin C cao có thể giúp cho bạn giảm nguy cơ mắc một số bệnh liên quan tới tim mạch và gan.
  • Rau su hào hay còn gọi là bắp cải củ cũng là loại rau giàu chất xơ và vitamin. Sử dụng su hào trong các thực đơn bữa ăn hàng ngày rất tốt cho người bị tiểu đường.
  • Rau ngót hay còn gọi là bồ ngót cũng là một loại rau có tính giải nhiệt cao sử dụng rất tốt cho những bạn đang bị nóng trong người hoặc nổi nhiều mụn trứng cá.
  • Rau mồng tơi cũng là một loại rau có tính mát, thích hợp sử dụng để nấu canh ăn nhằm hỗ trợ điều trị một số bệnh liên quan tới táo bón và xương khớp.

Hướng dẫn rửa rau xanh sạch an toàn

Chia sẻ cách rửa rau xanh sạch an toàn hơn
Chia sẻ cách rửa rau xanh sạch an toàn hơn

Vệ sinh thật sạch các dụng cụ rửa rau

Nhiều bạn đã bỏ qua bước vệ sinh các dụng cụ rửa rau khi rửa rau dẫn tới việc rửa rau sạch mà vẫn chưa sạch. Thau và rổ cần được vệ sinh thật kỹ và để khô trước khi dùng vào việc rửa rau xanh. Ngoài ra trước khi rửa rau các bạn cần phải rửa tay bằng xà phòng để tay của bạn thật sạch trước khi bắt tay vào việc rửa rau.

Khi vệ sinh dụng cụ rửa rau, nếu muốn an toàn một cách tuyệt đối thì các bạn nên dùng thêm nước cốt chanh và bàn chải để cọ thật sạch dụng cụ, giúp đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.

Rửa rau xanh bằng cách ngâm trong nước muối

Một trong những cách rửa rau xanh giúp rau trở nên an toàn hơn đó là rửa cùng với nước muối. Sau khi rửa qua rau bằng nước sạch từ 1-2 lần thì bạn nên bỏ rau vào thau và ngâm chung với nước muối từ khoảng 3-5 phút.

Nước muối sẽ có tác dụng diệt bớt một số vi khuẩn nên sẽ khiến độ an toàn của rau cao hơn. Lưu ý tùy một số loại rau thì thời gian ngâm với muối có thể điều chỉnh để đảm rau không bị hư dập nát khi rửa với nước muối.

Rửa rau xanh bằng cách ngâm trong nước muối
Rửa rau xanh bằng cách ngâm trong nước muối

Khi rửa rau bằng nước muối thì bạn nên sử dụng một số loại muối hột hay còn gọi là muối biển vì muốn này thường rất nhanh tan trong nước và có giá thành rẻ hơn so với một số loại muối ăn thông thường.

Rửa rau xanh dưới vòi nước chảy

Khi rửa rau nhiều người có thói quen dùng thau, tuy nhiên khi rửa rau thì tốt nhất nên rửa rau dưới vòi nước chảy. Bởi vì với cách rửa rau nên thì dòng nước chảy sẽ ma sát trực tiếp với rau rửa trôi đi những chất dơ bẩn cũng như vi khuẩn sẽ khiến cho rau trở nên sạch hơn so với cách rửa truyền thống là dùng thau.

Lưu ý khi rửa rau dưới vòi nước chảy thì cần để lượng nước từ vòi chảy ra vừa phải không nên để nước mạnh, vì nước mạnh sẽ làm rau bị dập và lúc trưng bày ra đĩa không được đẹp mắt.

Có nên dùng hóa chất để rửa rau xanh

Theo quan điểm cá nhân của mình thì việc rửa rau không nhất thiết phải dùng thêm bất kỳ hóa chất nào khác. Bạn chỉ cần dùng một số phương pháp như nước muối và rửa dưới vòi nước chảy để khiến rau sạch hơn, việc dùng hóa chất sẽ khiến bạn phải rửa sạch hóa chất một lần nữa và chưa chắc hóa chất này liệu có tốt cho sức khỏe hay không ?

Có nên dùng hóa chất để rửa rau xanh
Có nên dùng hóa chất để rửa rau xanh

Lưu ý khi sử dụng một số loại hóa chất chuyên dụng để rửa rau thì các bạn phải rửa thêm vừa nước nữa để sạch đi hóa chất rửa sau, bởi vì lượng hóa chất tồn đọng lại thường không tốt cho sức khỏe.

Những sai lầm khi rửa rau nên tránh

  • Bạn đừng nghĩ rằng chỉ cần rửa rau 1-2 nước là rau sẽ sạch, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm. Bởi vì rau xanh hiện nay được trồng và chăm bón bằng cách sử dụng nhiều phân và thuốc hóa học độc hại nếu rửa không kỹ thì không thể làm sạch những hóa chất này được. Khi rửa rau xanh thì tốt nhất phải nên rửa từ 4 lần trở lên.
  • Sử dụng máy rửa rau liệu có đảm bảo an toàn 100%. Xin trả lời rằng đa số các loại máy rửa rau đều sử dụng hoá chất có chứa clo để rửa rau thêm sạch hơn mà thôi. Có nhiều trường hợp hóa chất có thể còn tồn đọng lại trên rau khi sử dụng có thể không tốt cho sức khỏe.
  • Không được trộn lẫn nhiều loại rau lại với nhau khi rửa bởi vì mỗi loại rau sẽ có độ dơ và cách rửa khác nhau. Trộn lẫn các loại rau khi sửa có thể khiến cho bạn rửa không sạch hoặc làm hư một số loại rau mềm dễ bị dập khi rửa.
  • Nguồn nước sạch bạn dùng để rửa rau không phải lúc nào cũng sạch 100% nên bạn cũng luôn phải quan sát và kiểm tra nguồn nước rửa rau để đảm bảo rau không bị nhiễm bẩn từ nguồn nước rửa.
Để góp phần duy trì hoạt động Gacongnghe, mong các bạn ủng hộ bằng cách sau
  • Chia sẻ bài viết bạn đang xem lên facebook, zalo, tiktok, instagram cá nhân và các hội, nhóm, group online, gửi link bài viết này cho bạn bè, người thân cùng tham khảo nếu bạn cảm thấy nó hữu ích.
  • Truy cập trang chủ để cập nhật thêm bài viết mới hơn: gacongnghe.com
  • Like trang facebook của Gacongnghe: fb.com/gacongnghecom
Chia sẻ ý kiến hoặc thắc mắc tại đây

Thẻ liên quan: , , , , ,